MIỀN KÍ ỨC HỘI AN – HÀNH TRÌNH DI SẢN

Hội An là một điểm đến không thể thiếu trong chương trình tour Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm , Là một hành trình 2 điểm đến với những điểm tham quan di sản, Phố Cổ Hội an lung linh đèn về đêm, bài chòi, thả đèn hoa đăng, tất cả tạo nên một Hội An đẹp, hoài cổ nhớ nhung da diếc trong lòng du khách.

Trên dãi đất miền Trung được chia làm hai vùng Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Mỗi vùng được thiên nhiên ban tặng với nhiều cảnh đẹp khác nhau từ vẻ đẹp của biển đảo, của núi rừng cho đến những công trình lịch sử tồn tại qua từng thời kì lưu giữ cho đến ngày nay.

Nét đẹp cổ kính của phố cổ

Trước đây khu vực miền Trung đã từng là vương quốc của Champa một vương quốc hùng mạnh bởi sự phát triển vượt bật của nền kinh tế và quân sự lúc bấy giờ. Họ là những người rất giỏi trong việc di chuyển bằng đường biển và buôn bán vì thế mà vương quốc của họ rất giàu có. Đã từ lâu trên dãy đất miền Trung đã hình thành nên rất nhiều thương cảng lớn nhỏ để buôn bán với các nước trên thế giới.

hội an

Trong thời gian vào những năm cuối của thế kỉ 16 thời kỳ của nhà Lê, thương cảng Hội An được hình thành trên cơ sở của thương cảng trước đây. Và được phát triển trở thành thương cảng quốc tế sầm uất nhất từ những năm của thế kỉ 17 thế kỉ 18 là nơi tụ họp giữa các thuyền buôn giữ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây trên thế giới.

Chính vì sự phát triển vượt bật ấy đã thu hút nhiều những thương lái, nhân dân trong nước đến đây sinh sống, họ cho xây dựng các ngôi nhà kiên cố, mở ra cửa hiệu đại lý buôn bán, đường xá được mở rộng dễ di chuyển hơn. Qua bao thời gian thăng trầm của các cuộc chiến tranh lịch sử thì Hội An vẫn tồn tại vẫn đứng vững chưa bị tàn phá và trở thành một phố cổ đáng tự hào còn sót lại của Việt Nam.

Phố cổ Hội An nằm ở đâu

Cạnh bên bờ sông Thu Bồn là một phố cổ đã đã từng chứng kiến những giai đoạn lịch sử và tồn tại đến ngày nay thuộc đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thành phố Hội An tỉnh Quãng Nam.

Giải thích tên gọi:

Trước đây Hội An còn có tên gọi khác là Hoài Phố và tên gọi này được các nhà nghiên cứu giải thích rằng: khi các nước phương Tây đến đây trao đổi buôn bán thì họ đã vô cùng bất ngờ trước cuộc sống, con người ở đây rất náo nhiệt đặc biệt là sự hiện đại vượt bật nhất của một thương cảng tồn tại lúc bấy giờ không có một thương cảng nào có thể so sánh được. Cho nên những người phương Tây đã đặt tên cho thương cảng này là Faifo với ý nghĩa là một đô thị có cảng, đường xá, nhà cửa phát triển sầm uất. Mà sau khi người Việt nghe tên gọi Faifo đã đọc chạy thành Hoài Phố.

Hay một cách giải thích khác về tên gọi Hội An và đây là một vùng đất hội tụ những người dân đến đây an cư lập nghiệp rất thành công. Hội có nghĩa là hội tụ, An có nghĩa là an cư lập nghiệp.

Giá trị của Hội An:

Phố cổ Hội An đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999 dựa trên 2 tiêu chí:

  • Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
  • Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Cách di chuyển

Để đến với Hội An chúng ta có nhiều cách di chuyển bằng ô tô, xe khách, tàu hỏa hay máy bay để chúng ta có thể lựa chọn cho phù hợp và di chuyển nhanh nhất:

Thành phố Hồ Chí Minh – Hội An:

  • Với chiều dài khoảng gần 900km với thời gian di chuyển lên đến khoảng 16 giờ trên cung đường quốc lộ 1A đây là một quãng đường khá xa để bạn có thể di chuyển bằng xe máy nếu bạn không đủ sức khỏe nên bạn hãy cân nhắc trước khi đi bằng xe máy. Nếu bạn là dân phượt thì đường xa sẽ không là vấn đề khó khăn với bạn nên có thể lựa chọn đi xe máy. Chú ý trước khi lên đường bạn hãy kiểm tra xe cho thật an toàn nhé
  • Cũng là cung đường trên bạn có thể di chuyển bằng xe khách giường nằm với các nhà xe như: Phương Trang, Hạnh Cafe, Thiên An, Bích Nga, Hương Ty, Duy Xuyên, Cẩm Vân, Khánh Nhân, The Sinh Tourist,… cùng với nhiều nhà xe khác với mức giá chỉ từ 300.000đ đến 400.000đ.
  • Nếu bạn muốn thời gian di chuyển nhanh hơn thì có thể lựa chọ di chuyển bằng tàu hỏa đến thành phố Tam Kỳ – Quãng Nam để đến với Hội An. Giá vé tàu hỏa có nhiều với mức giá khác nhau. Đối với vé ngồi chỉ từ 500.000đ đến 800.000đ, còn với vé nằm với mức giá từ 900.000đ đến 1.200.000đ
  • Là cách di chuyển nhanh nhất bằng máy bay nếu bạn muốn mau chóng đến Hội An với các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar,… từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh) đến sân bay Chu Lai (Quãng Nam).

Hà Nội – Hội An:

  • Hà Nội đến Hội An có chiều dài khoảng 850km với thời gian di chuyển gần 15 giờ theo tuyến quốc lộ 1A bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy, xe khách, tàu hỏa và máy bay.
  • Với khoảng cách gần giống như tuyến Hồ Chí Minh thì bạn có thể lựa chọn bằng xe máy để đi phượt. hãy nhớ kiểm tra xe trước khi đi nhé.
  • Tại Hà Nội bạn có thể lựa chọn một số nhà xe như: An Phú, Hoàng Long, Camel Travel, TM Travel, Hey Travel,… và một số nhà xe khác với mức giá từ 300.000đ đến 400.000đ
  • Đối với tàu hỏa bạn hãy liên hệ các đại lý hay mua online trên điện thoại mức mức giá từ 500.000đ đến 800.000đ dành cho vé ghế ngồi, vé giường nằm từ 900.000đ đến 1.200.000đ
  • Về máy bay bạn hãy đến với sân bay quốc tế Nội Bài để mua vé hay đặt online trên điện thoại và di chuyển đến sân bay Chu Lai (Quãng Nam) với các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar,…

Thời gian đến Hội An đẹp nhất trong năm

Hội An mùa nào cũng đẹp luôn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm cùng với khung bật cảm xúc khác nhau về một phố cổ mơ mộng và hào sản. Nhưng để nói vào thời gian để đi Hội An thì bạn có thể đi vào tháng 2 đến tháng 7 vì những tháng này thời tiết khá mát mẻ, ít mưa thuận lợi cho việc tham quan. Dù thời tiết nắng hay mưa thì Hội An vẫn đem lại những trải nghiệm khác nhau cho du khách. Ngoài ra để mà tham quan Hội An một cách chọn vẹn bạn hãy nên đi vào ban đêm từ lúc 18 giời đến 22 giờ để trải nghiệm các hoạt động sôi nổi nhất.

Để tạo cảm giác khác lạ và thú vị hơn bạn có thể đi vào tháng 10 đến tháng 12 đây là thời gian mưa nhiều mực nước con sông Thu Bồn dâng cao lên các con đường. Khi bạn đến vào thời gian này bạn sẽ được thuê những chiếc xuồng nhỏ để tham quan.

Phương tiện di chuyển tại Hội An:

Tại Hội An bạn sẽ di chuyển như thế nào là vấn đề nhiều người sẽ thắc mắc:

  • Đối với xe máy bạn sẽ thuê với giá dao động từ 100.000đ đến 150.000đ/ngày. Lưu ý dành cho các bạn là khi vào phố cổ bạn không được chạy xe máy vào nên khi bạn đi tham quan các điểm tham quan ngoài phố cổ hãy thuê xe máy nhé
  • Xe đạp đây là hình thức di chuyển được phố cổ cho phép khi vào bên trong. Với mức giá thuê khoảng từ 30.000đ đến 50.000đ/ngày.
  • Nếu bạn không biết chạy xe đạp thì có thể thuê xích lô tham quan xung quanh phố cổ với giá khoảng 150.000đ/xe/giờ tại các con đường Phan Chu Trinh, Trần Phú, Nguyễn Thái Học.
  • Một trong những phương tiện mà các bạn không được bỏ qua đó là di chuyển bằng thuyền trên con sông Thu Bồn thơ mộng vào buổi tối nhé. Khi thuê thuyền bạn hãy mua một ngọn đèn hoa đăng của chủ thuyền giá 10.000đ để thả trên sông. Mức giá thuê thuyền khoảng từ 30.000đ đến 50.000đ một thuyền dành cho 2 người đến 4 người trong khoảng thời gian 20 phút di chuyển.

Kiến trúc chung của phố cổ:

Hội An đã từng là một thương cảng sầm uất thu hút các nước đến đây giao thương buôn bán nên đã ảnh hưởng pha trộn hài hòa với kiến trúc Việt, Nhật, Trung làm cho Hội An trở thành một con phố độc đáo. Trải qua hàng trăm năm Hội An vẫn tồn tại và giữ được nét đẹp xưa cổ bị rêu phong bám trên những bức tường, mái ngói, con đường,…

Những ngôi nhà được sơn tường màu vàng rực rỡ chủ đạo đã tạo nên sức hấp dẫn hài hòa khác thường khi du khách bước vào nơi đây. Kiểu kiến trúc nhà phổ biến là những ngôi nhà hai tầng, chiều ngang hẹp nhưng đối lập với chiều ngang thì chiều sâu rất là dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Phía trước nhà là nơi buôn bán, phía sau là nơi sinh hoạt gia đình gồm: vỉa hè, mái hiên, nhà chính, nhà phụ, sân trong,… Các ngôi nhà tại Hội An được xây dựng bằng những chất liệu có sức chịu lực với độ bền rất cao để có thể chống chọi với thời tiết do bão và lũ lụt nên mới có thể tồn tại đến ngày nay. Những ngôi nhà xây san sát nhau được lợp bằng ngói âm dương khi vào trong ngôi nhà sẽ trở nên mát mẻ. Điều đặt biệt là khi các bạn tham quan Hội An hãy để ý hầu hết tất cả nhà ở đây phía trước điều treo một cặp bát quái với nhiều hình dạng khác nhau người dân nơi đây gọi đây là con mắt của ngôi nhà với ý nghĩa xua tan mọi điều xấu.

Lưu trú và ăn gì khi đến Hội An

Dưới đây là một số các khách sạn tại Hội An mà các bạn có thể tham khảo:

  • Le Pavillon Paradise Hôi An Hotel & Spa: 508 đường Hai Bà Trưng, Cẩm Sơn, Hội An.
  • De An Hotel: 114/4 Trần Nhân Tông, Cẩm Châu, Hội An.
  • Hội An Rivergreen Boutique Hotel: 64 Đào Duy Từ, Cẩm Phổ, Hội An.
  • Hội An Rose Garden Hotel: 23 Nguyễn Hiền, Sơn Phong, Hội An.
  • Calm House Hotel: 152 Nguyễn Tri Phương, Cẩm Nam, Hội An.
  • Royal Riverside Hội An: 40 Nguyễn Du, Cẩm Phổ, Hội An.
  • Lotus Hội An Boutique Hotel & Spa: 330 Cửa Đại, Cẩm Châu, Hội An.
  • Phú Thịnh Boutique Resort & Spa: 488 Cửa Đại, Cẩm Châu, Hội An.

Đến với Hội An thì đây là nơi tụ hợp nhiều nhất tất cả các đặt sản của tỉnh Quãng Nam. Đến Hội An bạn có thể thưởng thức một số đặt sản như:

1.Mỳ Quãng:

Mỳ Quảng được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng mỏng, sau đó thái theo chiều ngang đem chần mì qua nước sôi. Mỳ Quãng ăn với thịt heo, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo ăn kèm các loại rau sống húng quế, xà lách, cải, giá, bánh đa,…

Địa chỉ: Mì Quảng Cô Sinh: 170/5, Lý Thường Kiệt, Hội An.

Mì Quảng Ông Hai: 6A Trương Minh Lượng, Cẩm Châu, Hội An.

Xem thêm: Tour Đà Nẵng lễ 30/4

2.Cao Lầu:

Đặc biệt chọn gạo: sợi cao lầu mới mềm và dai gạo phải được ngâm trong nước tro gạo sẽ có được màu vàng nhạt như pha nghệ. Bột cao lầu sẽ tiến hành cán mỏng rồi đem hấp cách thủy. Khi đã chín, bột mới được đem xắt thành từng sợi to. Ăn với với thịt heo, tôm, thịt gà, da heo chiên. Rau thơm, rau Quế, cải cúc, rau Đắng, ngò, giá, xà lách, diếp cá,… để lên trên là lớp đậu phộng rang

Địa chỉ: Cao lầu Thanh: 26, Thái Phiên, Hội An.

Cao lầu Hồng: 18, Thái Phiên, Hội An.

3.Bánh đậu xanh:

Có nhiều và có ở khắp nơi trên cả nước nhưng bánh đậu xanh Hội An là bánh đậu xanh khô, có nhân mặn và là đặc sản của nơi đây chính vì vị độc lạ mà đây trở thành đặc sản

Địa chỉ: Lò bánh đậu xanh Bà Trinh: 62, Lê Lợi, Hội An

4.Bánh mỳ Phượng

Bánh mì có hơn 20 loại nhân kẹp khác nhau như thập cẩm, bò sốt vang, chả giò….

Địa chỉ: 2B Phan Chu Trinh, Hội An.

  1. Cơm gà

Một số quán cơm gà ngon mà bạn có thể thử như: Cơm gà Bà Buội: 22 Phan Chu Trinh, Hội An. Cơm gà Bà Nga: 08 Phan Chu Trinh, Hội An. Cơm gà Anh Xí: 47/2 Trần Hưng Đạo, Hội An.

  1. Trà mót

Là trà thảo mộc thêm chút gừng, sả tạo nên 1 thức uống vừa giải khát vừa bảo vệ sức khỏe

Địa chỉ: 150 Trần Phú, Hội An.

Và các đặc sản khác: cơm hến, nem nướng,…

Các điểm tham quan:

  1. Chùa Cầu hay Chùa Nhật Bản:

Địa chỉ: bắt qua con lạch sông Thu Bồn nối liền 2 con đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, phường Minh An, Hội An.

Được xem là biểu tượng của Hội An và hình ảnh Chùa Cầu được đưa vào mệnh giá 20.000VNĐ của Việt Nam. Được xây dựng vào thế kỉ 17 do các thương nhân Nhật Bản chung sức xây dựng mang kiến trúc hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Bên trong chùa thờ  thần Bắc Đế Trấn Võ một vị thần bảo hộ đất đai mang lại niềm vui hạnh phúc cho con người.

  1. Hội quán Triều Châu:

Địa chỉ: 157 Nguyễn Duy Hiệu, Hội An.

Được xây dựng vào năm 1854 còn được gọi là Chùa Ông Bổn do các đồng hương người Triều Châu chung sức xây dựng, tất cả các đường nét chạm khắc trang trí đều mang kiến trúc của người Hoa. Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của họ.

  1. Hội quán Phúc Kiến:

Địa chỉ: 46 Trần Phú, Hội An.

Được xây dựng vào khoảng thế kỉ 16, Hội quán Phúc Kiến trở thành nơi thu hút khách du lịch bởi lẻ các công trình kiến trúc độc đáo. Nơi đây thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Bà là vị thần trong tín ngưỡng của người Hoa giúp thương nhân hay tàu thuyền vượt qua sóng gió đại dương). Trước khi xây dựng Hội quán lớn như ngày nay thì trước kia nơi đây chỉ là một gian miếu nhỏ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu do người dân vô tình vớt Bà tại cửa biển Hội An vào năm 1697.

  1. Hội quán Quãng Đông:

Địa chỉ: 176 Trần Phú, Hội An.

Xây dựng vào năm 1885  được các Hoa Kiều Quãng Đông quyên góp xây dựng. Ban đầu Hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Khổng Tử nhưng từ năm 1911 về sau thì Hội quán đã chuyển sang thờ Quan Công và tiền hiền của bang. Được xây dựng bằng gỗ với đá đã tạo nên một kiến trúc vô cùng độc đáo thu hút nhiều du khách. Hằng năm vào ngày 24 tháng 6 âm lịch nơi đây diễn ra lễ hội thu hút nhiều khách du lịch là lễ vía Quan Công.

  1. Nhà cổ Tấn Ký:

Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, Hội An

Trải qua hơn 200 năm nhà cổ Tấn Ký vẫn còn giữ nguyên vẹn bởi chất liệu xây nhà vô cùng bền bỉ. Nhà cổ Tấn Kí là một trong những ngôi nhà mang nét đặc trưng của nhà phố Hội An. Ngôi nhà được chia thành nhiều gian, các gian nhà sẽ được sử dụng với chức năng khác nhau, mặt tiền đường là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, phía sau nhà thông với sông để nhập hàng hóa. Nhà cổ Tấn Ký được nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào ngày 17 tháng 2 năm 1990.

  1. Các nhà cổ khác:

Nhà cổ Phùng Hưng: 04 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An.

Nhà cổ Quân Thắng: 77 Trần Phú, Hội An.

Nhà cổ Đức An: 120 Trần Phú, Hội An.

Tất cả các ngôi nhà cổ tại Hội An về hình thức bên ngoài và kết cấu xây dựng đều có nét đặt trưng của một ngôi nhà của Phố cổ.

  1. Nhà thờ tộc Trần:

Địa chỉ: 21 Lê Lợi, Hội An.

Đây là một trong địa điểm được du khách lựa chọn khi đến đây bởi đây là một trong những công trình tiêu biểu cho nhà thờ tộc tại Hội An mang kiến trúc kết hợp giữa 3 nước Việt, Nhật, Trung. Công trình được xây dựng bởi ông Trần Thứ Nhạc, một vị quan dưới thời vua Minh Mạng cho xây dựng để thờ cúng tổ tiên.

Xem thêm: Thanh Luân Homestay Hội An nơi ở tiện lợi, thoải mái ngay trong thành phố