Tháp Bà Ponagar Nha Trang – Dấu Tích Còn Lại Của Nền Văn Hóa Chăm Pa Cổ Đại

Bên cạnh những cung đường mạo hiểm và bãi biển dài bất tận, hình ảnh dãi đất miền Trung đầy nắng và gió còn để lại ấn tượng sâu đậm với du khách bởi các công trình kiến trúc cổ đặc sắc, dấu tích còn lại của nền văn hóa cổ Chăm Pa. Và Tháp Bà Ponagar Nha Trang là một trong những công trình ấy.

Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, là một quần thể kiến trúc lớn và được chia thành ba tầng: Tháp Cổng, Mandapa và khu Đền Tháp Ponagar tầng trên cùng.

Tháp Cổng

Tháp Cổng là tầng thấp nhất của ngôi Đền, từ đây có bậc thang lót đá hoa cương dẫn lên tầng thứ hai, do thời gian, rêu phong và con người tàn phá theo năm tháng nên tầng tháp này hiện nay chỉ còn phế tích.

Mandapa

Tầng tháp thứ hai được gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm). Đây là nơi dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng  cột hình bát giác (gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ).

Tháp Ponagar

Tên gọi Tháp Bà Ponagar là tên gọi tháp lớn nhất ở tâng trên cùng, cao khoảng 23 mét nhưng thường được dùng để gọi chung cả công trình kiến trúc cổ này.

Tháp Bà Ponagar được xây dựng bằng gạch đỏ, cửa tháp quay về hướng đông… Vị thần Ponagar (hay còn gọi là Thiên Y A Na) là biểu tượng của sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo…

Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử…

Bên trong tháp là tượng nữ thần cao 2,6m tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề.

Hàng năm, từ ngày 21 – 23/3 âm lịch Lễ hội Tháp Bà Ponagar thường diễn ra với nhiều hoạt động hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm, thu hút được hàng ngàn lượt khách đến tham gia.